Trước khi đến một nơi nào đó, học một ít ngôn ngữ địa phương là một trong 10 lời khuyên khi bạn du lịch một mình sẽ có ích. Không hề thừa đâu nhé, cũng không cần bắt bạn phải học nhiều, chỉ cần vài câu cơ bản, dùng trong nhiều trường hợp cần thiết thôi. Ví dụ như: chào hỏi, cảm ơn, hỏi đường, gọi món,…
Những từ ngữ bị biến âm địa phương củatừ toàn dân (biến âm do cách phát âm hay do giọng nói của người địa phương) được các từ điển phương ngữ ghi nhận thì không nên xem là từ ngữ địa phương bởi về nghĩa, về chức năng ngữ pháp chúng không khác nhau. Có chăng, chúng chỉ khác chút ít về ngữ âm mà thôi. Có nhữngtừ ngữ được coi là từ địa phương Nam Bộ nhưng thực ra chỉ là biến âm của từ toàn dân. Ví dụ các từ sau đây trong từ điển phương ngữ Nam Bộ: đen lánh (đen nhánh), đề chừng (dè chừng), đỏ lỏm (đỏ lòm), đom (dom), kiếng (kính), chinh vinh (chênh vênh), chóa (lóa), dắm (lắm), lủm bủm (lỏm bỏm), chuột lắt (chuột nhắt), hột (hạt), nghinh (nghênh), ngoảy (nguẩy), ngủm (ngỏm), nhành (cành), nhót (thọt), nhắc (nhấc), nhỉ tai (rỉ tai), nhoáng (loáng), nhỏng nhảnh (đỏng đảnh), nghe lóm (nghe lỏm), nhúi (chúi), nhủi (chui), nhủng nhỉnh (đủng đỉnh), hửi (ngửi), hừng (hửng), hươm (tươm), hường (hồng), im (êm), ĩnh (ễnh), khại (vại), khạp (thạp), khảm (thảm), kháp (khép), khằn (cằn), khẹc (khạc), khều khào (thều thào), khi thường (khinh thường), khét rẹt (khét lẹt), khiếp đởm (khiếp đảm), khuấy rầy (quấy rầy), ngộp (ngạt), nguể ngoải (uể oải), ngợn (nhợn), ngửng (ngẩng), nhách (nhếch), nhăm nhe (lăm le), nhơn (nhân), thạnh (thịnh), thiếm (thím), nhắm (nhằm), mơi (mai), dựa (tựa), hạp (hợp)…
Ở phương ngữ khác cũng có hiện tượng này. Chẳng hạn, một số vùng quê ở Thanh Hóa không nói nhanh mà nói lanh (như chạy lanh lên, nó lanh lắm), không nói nhặt mà nói lặt (như lặt được của rơi) haymột số tỉnh phía Bắc gọi trầu là giầu (như miếng giầu, ăn giầu), gọi thầy là thày (như thày giáo), gọi trăng là giăng, gọi lời là nhời (như nhời nói)….
Một số từ cổ xuất hiện trong các phương ngữ đã được xếp vào từ địa phương nhưng thực chất nó có gốc là từ toàn dân (từ toàn dân xưa). Ví dụ: từ trốc (đầu), ngái (xa) có trong ngôn ngữ địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh; ban (lúc, khi), nhởi (chơi), viền (về), gộc (gốc tre được đánh ra phơi khô làm củi đun)… hiện vẫn đang được dùng ở Thanh Hóa; bẹo (để lộ cho thấy)có trong tên gọi cây bẹo (cây có treo hàng hóa, thường là củ quả để giới thiệu nông sản bán trên thuyền), xức (bôi), đìa (ao hồ)…đang được sử dụng ở Nam Bộ. Đó là chưa kể những từ cổ khác mà hiện nay người dân mọi miền vẫn dùng mà chẳng phải “cổ” một chút nào nhưbá (bám) trong bá vai, bá cổ; ấp (ôm) trong gà ấp trứng, ôm ấp;hú (còi bằng đất nung)…
Trong hệ thống từ ngữ địa phương có một số lượng không nhỏ là từ toàn dân. Chẳng hạn, người Nam Bộ đang sử dụng hai lớp từ ngữ: lớp từ ngữ chiếm đại đa số là từ ngữ toàn dân và lớp từ ngữ chiếm tỉ lệ ít hơn là từ ngữ chỉ có ở địa phương này. Chúng ta có thể chia lớp từ ngữ này thành các nhóm nhỏ như sau:
– Nhóm từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng, tính chất… rất riêng của Nam Bộ. Ví dụ: chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, chém vè, cà lang, bẻ chĩa…
– Nhóm từ khác âm đồng nghĩa với từ toàn dân. Ví dụ: mỏ ác -thóp, hộp quẹt –bao diêm, ót –gáy, xuồng –thuyền,…
– Nhóm từ đồng âm khác nghĩa với từ toàn dân. Ví dụ: sắn–từ toàn dân, là “khoai mì” theo cách gọi Nam Bộ, sắn –cách gọi Nam Bộ, là “củ đậu” trong từ toàn dân.
– Nhóm từ chênh nghĩa với từ toàn dân. Ví dụ: lúa và thóc (nghĩa được phân biệt trong từ toàn dân)- lúa (Nam Bộ gọi chungcho cả thóc và lúa); nón và mũ (nghĩa được phân biệt trong từ toàn dân) – nón (Nam Bộ gọi chung, không phân biệtnón và mũ); yêu vàthương (nghĩa được phân biệt trong từ toàn dân) – thương (Nam Bộ gọi chung, không phân biệt yêu và thương).
Như vậy, lớp từ toàndân đang được sử dụng trong các phương ngữ thì không thể xem là từ địa phương được mặc dù chúng nằm trong hệ thống từ ngữ được dùng ở địa phương. Theo thiển ý của chúng tôi, lớp từ thứ hai như ở phương ngữ Nam Bộ kể trên mới được xem là từ địa phương Nam Bộ.
Mặt khác, sự nhập nhằng giữa từ địa phương và từ toàn dân có thể thấy ở những trường hợp từ ghép hợp nghĩa. Các yếu tố của từ ghép này vốn là những từ đơn mà mỗi vùng phương ngữ khi sử dụng đều có những lựa chọn riêng biệt. Chẳng hạn, các yếu tố khùng, kiếm, mai, lẹ, lu, ngay, bén, ca, dư, đau, la, phết, bén trong điên khùng, kiếm tìm, mai mối, mau lẹ, lu mờ, ngay thẳng, ca hát, dư thừa, đau ốm, la mắng, phết phẩy, sắc bén chỉ xuất hiện trong từ đơn của phương ngữ Nam Bộ.
Chưa có bình luận!